Họa sĩ Mai Trung Thứ | 1906-1980

Mai Trung Thứ đã để lại một tài sản tinh thần vô giá với những bức tranh nhẹ như gió thoảng của những Nụ hôn, Hạnh phúc, Trường thọ, Trừu mến…Chỉ cần điểm qua những tên gọi tác phẩm đã thấy bảng lảng đâu đó một Mai Trung Thứ yêu đời - lãng tử trong nền nghệ thuật tạo hình cận hiện đại Việt Nam

 Hs Mai Trung Thu

Họa Sĩ Mai Trung Thứ chụp năm 1964
 

Năm 1925, ông thi vào khóa I Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương cùng lứa với Nguyễn Phan Chánh, Lê Văn Đệ, Lê Phổ, Nguyễn Cao Luyện... Đây là trường Mỹ thuật duy nhất cho toàn Đông Dương do Victor Tardieu làm Hiệu trưởng, Tardieu là một nghệ sĩ đồng thời là một nhà sư phạm giỏi, một trí thức Pháp tiến bộ.

Trong những năm theo học, lúc đầu Mai Trung Thứ theo đuổi chất liệu tranh sơn dầu vẽ cảnh sinh hoạt của nông thôn Việt Nam thời đó, về sau ông chuyển sang vẽ tranh lụa, chất liệu tranh đã tạo nên tên tuổi ông sau này. Tranh của Mai Trung Thứ nổi bật với những gam màu tươi sáng, con người và cảnh vật cũng tươi sáng giống như tranh của Tô Ngọc Vân sau này.

Năm 1930, sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Mai Trung Thứ được bổ nhiệm dạy vẽ tại Trường Quốc học Huế. Tại nơi đây, tài năng vẽ tranh lụa của ông đã nở rộ. Hàng loạt các tác phẩm lụa của ông ra đời mà nhân vật trong tác phẩm của ông là những cô gái Huế dịu dàng, những khung cảnh hữu tình bên dòng sông Hương, những mái nhà cong của khu đền đài lăng tẩm. Sáu năm sống và làm việc ở kinh đô Huế đã gợi cho ông những hình ảnh, những ký ức sâu đậm, đồng thời tạo cho ông chỗ đứng vững chắc trong nền hội họa hiện đại Việt Nam.

Trong thập niên 1930, cùng với một số hoạ sĩ khác, Mai Trung Thứ tham gia trưng bày tranh ở nhiều nước trên thế giới như ở Italia (Roma 1932, Milan 1934, Naples 1934), ở Bỉ (Brussels 1936), ở Mỹ (San Francisco 1937) và ở Pháp nơi ông đến định cư sau này. Sau khi tham gia Hội chợ đấu xảo Paris năm 1936, Mai Trung Thứ quyết định ở lại sống và hoạt động nghệ thuật tại thành phố được ví như kinh đô ánh sáng, nơi hội tụ các danh họa bậc thầy của thế giới lúc đó. Suốt mấy chục năm sống và làm việc tại thủ đô nước Pháp, ông chủ yếu vẽ bằng ký ức về đề tài các cô thiếu nữ, các trẻ em Việt Nam, khung cảnh Việt Nam, những mái lá hay đền đài...

Những đóng góp của Họa sĩ Mai Trung Thứ cho đất nước:

Năm 1946, ông gửi về nước bộ phim tài liệu ông quay được với nhan đề 'Sức sống của 25.000 Việt kiều tại Pháp' do chính ông đứng tên hãng sản xuất là Tân Việt. Bộ phim sau đó được chiếu rộng rãi trên các rạp ở Hà Nội.

Cũng năm 1946, nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng đoàn đại biểu cấp cao sang thăm Cộng hòa Pháp. Khi đó, họa sĩ Mai Trung Thứ là Giám đốc hãng phim Tân Việt đã được cử đi cùng Bác Hồ 4 tháng để quay phim, ghi lại các hoạt động của Hồ Chủ tịch trên đất Pháp. Năm 1975, nhà danh họa đã tặng lại cho Đảng và Nhà nước Việt Nam những thước phim quý giá này. Đó là những thước phim ghi lại chân thực hình ảnh Hồ Chủ tịch sau khi giành được độc lập, tự do cho đất nước được đón chào nồng nhiệt trong vòng tay nhân dân Pháp và hàng chục vạn Việt kiều. Những thước phim đã trở thành tư liệu lịch sử duy nhất về hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đất Pháp. Những bộ phim tài liệu quý giá của ông như 'Hồ Chủ tịch tại Pháp' hay 'Hội nghị Fontainebleau 1946' đã giúp ích rất nhiều trong việc cung cấp tư liệu lịch sử cho các nhà làm phim tài liệu ở Việt Nam cũng như quốc tế sau này.

Ngày 20/02/2019, chính quyền xã Tân Tiến, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng và gia tộc họ Mai Trung đã tổ chức lễ truy điệu cố họa sỹ tại quê nhà, với sự tham dự của đại diện đông đảo cơ quan chính quyền, Bộ, ngành trung ương và địa phương cũng như người dân quê nhà.

an tang hs mai trung thu tai hai phong thang 2 nam 2019

 

Năm 1974, Mai Trung Thứ về thăm Việt Nam sau 38 năm xa quê hương cùng nhiều văn nghệ sĩ khác trong đó có nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị (học trò của ông) theo lời mời của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi đó.

 

Sau gần 40 năm, hài cốt của danh họa Mai Trung Thứ, người Việt Nam ở Pháp đã được đưa về Việt Nam ngày 18/02/2019, tại khu lăng mộ của dòng tộc Mai Trung, đúng với ước nguyện của danh họa và gia đình.

 

Tác Phẩm của Ông:

Thiếu phụ - Tranh sơn dầu (1930) của Mai Trung Thứ

Thiếu phụ - Tranh sơn dầu (1930) của Mai Trung Thứ

tinh vật của mai trung thu

Tranh Tĩnh vật của hs Mai Trung Thứ

tranh trẻ em của mai trung thứ

tranh trẻ em của Hs Mai Trung Thứ (đề tài rất phổ biển của ông)

Tác phẩm của hs Mai Trung Thứ tại triển lãm năm 2015 tại Hà Nội

Tác phẩm của hs Mai Trung Thứ tại triển lãm năm 2015 tại Hà Nội

Tác phẩm của hs Mai Trung Thứ tại triển lãm năm 2015 tại Hà Nội

Tác phẩm của hs Mai Trung Thứ tại triển lãm năm 2015 tại Hà Nội

Tác phẩm của hs Mai Trung Thứ (và lê phổ, vũ cao đàm)  tại triển lãm năm 2015 tại Hà Nội

Tác phẩm của hs Mai Trung Thứ (và HS lê phổ, HS vũ cao đàm)  tại triển lãm năm 2015 tại Hà Nội (Tranh của Mai Trung Thứ nổi bật với những gam màu tươi sáng, con người và cảnh vật cũng tươi sáng giống như tranh của Tô Ngọc Vân sau này)

Phiên đấu giá Thế kỷ 20 và nghệ thuật đương đại diễn ra tại Christie’s Hong Kong sáng nay 26-5 lại tiếp tục chứng kiến một bước nhảy vọt của giá tranh Việt trên thị trường quốc tế.

Bức "Say ngủ" của Mai Trung Thứ được bán với giá gần 7,4 tỉ đồng
Bức "Say ngủ" của Mai Trung Thứ được bán với giá gần 7,4 tỉ đồng

Phiên đấu giá với sự áp đảo của tranh Việt khi có tới 138/232 là tranh của các họa sĩ Việt Nam, và vui hơn nữa là tất cả các tranh Việt đều được đấu giá thành công trong phiên đấu giá đặc biệt này.

Tiếp tục cập nhật giá tranh ( giá 2021 đã tăng lên rất cao so với 2019-2020) mặc dù dịch bệnh covid ảnh hưởng nghiêm trọng nền kinh tế Việt Nam và toàn cầu.

Tối 24.5.2021 (giờ Việt Nam), phiên đấu giá của nhà Christie’s Hồng Kông đã mở đấu giá này còn có bức La Joconde (Mona Lisa, 1974) của danh họa Mai Trung Thứ có giá sàn ước định từ 2,5 - 3,5 triệu HKD (hơn 321.000 - 450.000 USD), tuy nhiên cuối cùng gõ búa ở mức giá hơn 724.000 USD (hơn 16,7 tỉ đồng).. “Nếu sức hấp dẫn của bức La Joconde của Leonardo da Vinci có phong cảnh nền phía sau là vùng giao thoa của Umbria và Tuscany ở Ý - theo xác định của sử gia nghệ thuật Angelo Conti - thì điểm độc đáo trong La Joconde của Mai Trung Thứ, các phong cảnh có tính chắt lọc từ vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

bức La Joconde (Mona Lisa, 1974) của danh họa Mai Trung Thứ
 

Bức La Joconde (Mona Lisa, 1974) của danh họa Mai Trung Thứ



Hanoi art tour

 Hình ảnh tranh và thông tin nội dung đăng tải được lấy từ nguồn lưu của google.com

Hotline: (84) 913 323.977
Chat Facebook
Gọi điện ngay